ngo-thanh-lam
Search
Close this search box.

SEO là gì? Hướng dẫn SEO dành cho người mới bắt đầu

Bạn có muốn tìm hiểu mọi thứ về SEO? Trước khi tôi hướng dẫn bạn cách thức hoạt động và cách thực hiện, trước tiên chúng ta hãy xem qua định nghĩa về SEO, sau đó chúng ta sẽ đi sâu vào cách thức hoạt động của SEO.

SEO là gì?

SEO là viết tắt Search Engine Optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. SEO là quá trình thực hiện các bước để giúp một trang web hoặc một phần nội dung được xếp hạng cao trên Google.

Sự khác biệt chính giữa SEO và quảng cáo trả tiền là SEO liên quan đến xếp hạng “không phải trả tiền”, có nghĩa là bạn không phải trả tiền để xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Nói đơn giản, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm có nghĩa là bạn có một nội dung và thực hiện các công việc tối ưu hóa nó để các công cụ tìm kiếm như Google hiển thị nó ở đầu trang khi ai đó tìm kiếm.

Cụ thể hơn. Khi ai đó nhập “Cách ướp thịt nướng” vào Google, họ đang tìm kiếm công thức, nguyên liệu và hướng dẫn cách làm. Nếu bạn đã viết một bài viết về cách ướp thịt nướng, bạn sẽ muốn mọi người tìm thấy công thức của bạn. Để làm được điều đó, bài biết của bạn cần phải xếp hạng trên tất cả các trang web khác có công thức ướp thịt nướng. Nó không hề dễ dàng, nhưng đó là những gì phải làm khi nói đến SEO.

Phần lớn các tìm kiếm trực tuyến bắt đầu bằng một công cụ tìm kiếm như Google. Trên thực tế, 75% các tìm kiếm đó bắt đầu trên Google.

Để hiểu rõ hơn về cách để nội dung của bạn được xếp hạng cao kết quả của các công cụ tìm kiếm, trước tiên bạn cần hiểu cách hoạt động của công cụ tìm kiếm.

Mục tiêu cuối cùng của bài viết này là giúp bạn hiểu chi tiết của tìm kiếm để bạn có thể tối ưu hóa nội dung của mình để xếp hạng cao hơn trên Google và bài viết của bạn nhận được nhiều sự chú ý hơn.

Các yếu tố cốt lõi của SEO

Khi nói đến SEO, có hai yếu tố quan trọng là: SEO Onpage và SEO Offpage.

SEO Onpage là xây dựng nội dung để cải thiện thứ hạng. Điều này liên quan đến việc kết hợp các từ khóa vào các trang web và nội dung, viết nội dung chất lượng thường xuyên, đảm bảo thẻ meta và tiêu đề có nhiều từ khóa và được viết tốt, và một số các yếu tố khác.

SEO Offpage là việc tối ưu hóa các liên kết ngoài trỏ về trang web của bạn, chẳng hạn như backlink. Phần này liên quan đến việc xây dựng mối liên kết và tạo nội dung mà mọi người muốn chia sẻ. Mặc dù cần rất nhiều công sức, nhưng nó không thể thiếu để dự án SEO thành công.

SEO mũ trắng và SEO mũ đen

Khi nói đến SEO, việc đạt được lợi nhuận nhanh chóng thường được gọi là “SEO mũ đen”. Những người thực hiện SEO mũ đen có xu hướng sử dụng các chiến thuật mà Google không thích như nhồi nhét từ khóa và cào liên kết để được xếp hạng nhanh chóng. Nó có thể hoạt động trong ngắn hạn và giúp bạn có một số lưu lượng truy cập vào trang web, nhưng sau một thời gian, Google sẽ phạt và thậm chí đưa vào danh sách nên trang web của bạn sẽ bị tụt hạng hoặc bị xóa khỏi kết quả tìm kiếm.

Mặt khác, SEO mũ trắng là cách để xây dựng một doanh nghiệp online bền vững. Nếu bạn làm SEO theo cách này, bạn sẽ tập trung tạo ra giá trị cho người dùng của bạn.

Bạn sẽ cố gắng cung cấp cho người dùng nội dung tốt nhất có thể và tối ưu trải nghiệm người dùng bằng cách chơi theo quy tắc của công cụ tìm kiếm.

SEO mũ đen và SEO mũ trắng
SEO mũ đen và SEO mũ trắng. Nguồn: Inbound Marketing Inc.

Trong hình trên, tôi sẽ giải thích thêm về các công việc trong chiến lược SEO mũ đen. Hãy đọc và tránh các công việc này ra khi làm SEO cho trang web của bạn nhé:

  • Duplicate content: dịch sang tiếng Việt là Nội dung trùng lặp – là những nội dung trên một hoặc nhiều trang web khác nhau nhưng lại giống nhau hay tương tự nhau. Google sẽ phạt các trang web làm điều này.
  • Invisible text and keyword stuffing:  dịch sang tiếng Việt văn bản ẩn và nhồi nhét từ khóa. Nhiều năm trước, chiến lược mũ đen là bao gồm rất nhiều từ khóa ở cuối bài viết và sử dụng kỹ thuật lập trình làm cho chúng có cùng màu với nền. Cách làm này sẽ đưa trang web của bạn vào danh sách đen rất nhanh. Điều tương tự cũng xảy ra đối với việc nhồi nhét từ khóa.
  • Cloaking and redirecting: dịch sang tiếng Việt là che giấu và chuyển hướng. Khi nói đến chuyển hướng, có một cách đúng và sai để thực hiện. Cách sai là mua nhiều tên miền cũ có nhiều từ khóa đang top và thực hiện chuyển hướng (redirect 301) tất cả lưu lượng truy cập đến một trang web duy nhất.
  • Poor linking practice: dịch sang tiếng Việt là trỏ backlink kém chất lượng hay spam link. Ra ngoài và mua một gói backlink cam kết với bạn 5.000 backlink sẽ trỏ đến website trong 24 giờ, đây không phải là cách phù hợp để xây dựng liên kết. Bạn cần có những backlink từ trang web có nội dung liên quan đến ngách của bạn có lưu lượng truy cập riêng.

Vì Google phạt các trang web làm những điều này, trong bài viết này tôi sẽ chỉ nói về SEO mũ trắng thôi.

Tuy nhiên, có một chiến lược khác gọi là SEO mũ xám. Điều đó có nghĩa là nó không thuần khiết hay chính thống như mũ trắng, nhưng nó không hoàn toàn mang tính thao túng quá mức như các kỹ thuật mũ đen.

Các tiêu chuẩn của Google không rõ ràng. Nhiều khi, họ thậm chí có thể nói những điều mâu thuẫn. Ví dụ: Google đã nói rằng họ không phải là người thích viết guest post để xây dựng liên kết.

Bây giờ, viết guest post để xây dựng backlink và tạo ra lưu lượng truy cập chất lượng cho trang web của mình là việc nên làm khi SEO website.

Trong SEO, vấn đề bạn làm gì không quá quan trọng mà là quan trọng là cách bạn thực hiện nó. Nếu bạn mua các guest post trên các trang web không liên quan đến thị trường ngách của bạn và trỏ một loạt các liên kết như vậy vào trang web của mình (gọi đó spam link), bạn sẽ bị phạt.

Nếu bạn tạo các guest post cung cấp giá trị cho người đọc trên các trang web có liên quan đến ngách của bạn, bạn sẽ ổn và các liên kết đó sẽ chảy vào làm tăng sức mạnh trang web của bạn.

Kiến thức căn bản về SEO

Bây giờ đã đến lúc học cách làm SEO. Hiểu nó là một chuyện, nhưng SEO là tập hợp nhiều công việc và thời gian. Nếu quảng cáo trả tiền kết thúc chiến dịch là bạn thấy được kết quả, còn SEO thì cần thực hiện các công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý với mục tiêu thành công dàn hạn hơn.

Nội dung

Có thể bạn đã từng nghe: “Nội dung là vua”. Bill Gates đã đưa ra dự đoán này vào năm 1996 và nó vẫn đúng cho đến nay.

Tại sao?

Vì người dùng Google rất vui khi họ tìm thấy kết quả đáp ứng đúng ý định tìm kiếm của họ theo cách tốt nhất.

Khi bạn Google “cách ướp thịt nướng”, Google sẽ dồn toàn lực để cung cấp cho bạn kết quả mà Google tin rằng là công thức tốt nhất về cách ướp thịt nướng trên tất cả các trang web.

Nó không chỉ tìm kiếm công thức nhanh nhất, công thức dễ nhất, hoặc trả ra một loạt các cửa hàng trực tuyến bán thực phẩm đông lạnh. Nó cố gắng cung cấp cho bạn chính xác những gì bạn yêu cầu. Google luôn cố gắng cung cấp trải nghiệm tốt nhất có thể bằng cách hướng bạn đến nội dung tuyệt vời nhất mà Google có thể tìm thấy.

Điều này có nghĩa là công việc ưu tiên số một của bạn khi làm SEO là tạo ra những nội dung tuyệt vời nhất.

SEO cũng giống như các kỹ năng khác thôi: mọi nỗ lực sẽ mang đến cho bạn kết quả tuyệt vời nhất. Giống như cách marketing tốt nhất sẽ không giúp bạn bán được một sản phẩm tồi, tương tự SEO sẽ vô dụng nếu bạn không có nội dung chất lượng.

Các yếu tố quan trọng của nội dung

Để tạo ra một nội dung chất lượng thì có rất nhiều yếu tố. Đối với tôi dưới đây là một trong số những điều quan trọng nhất để tạo ra nội dung tuyệt vời:

Chất lượng

Ngày trước, chỉ cần đăng một phần nội dung chứa nhiều từ khóa muốn mà bạn muốn lên. Hoặc bạn tạo nội dung giúp độc giả giải quyết được vấn đề của họ, bài viết của bạn trở nên nổi bật và điều đó giúp nó dễ dàng xếp hạng cao.

Ngày nay, nội dung tốt hơn nhiều và nhiều doanh nghiệp online có blog mà họ sử dụng để đăng những nội dung tăng giá trị cho trang web và xếp hạng cao hơn trên Google.

Tạo ra nội dung tuyệt vời không dễ dàng, nhưng bạn không cần phải tạo nội dung của mình ở thời điểm bắt đầu viết blog. Bạn có thể dựa trên những bài viết mà người khác đã tạo ra, việc của bạn chỉ đơn giản là tăng thêm giá trị và làm cho nội dung của bạn có chiều sâu hơn.

Điểm mấu chốt là nội dung của bạn giúp giải quyết một vấn đề hoặc cung cấp giải pháp cho vấn đề để giữ người đọc ở lại xem bài viết của bạn. Nếu không, họ sẽ nhanh chóng thoát khỏi trang của bạn, điều đó cũng cho Google biết nội dung của bạn không giải quyết được vấn đề của bất kỳ ai.

Ý định tìm kiếm

Google nhấn mạnh rất nhiều vào ý định tìm kiếm. Nó muốn hiểu những gì mà người dùng đang nhập vào thanh tìm kiếm.

  • Họ có muốn biết điều gì đó?
  • Họ đang muốn mua một cái gì đó?
  • Họ có đang muốn tham khảo sản phẩm gì đó?

Là người tạo nội dung, bạn cũng cần hiểu điều này. Bạn không thể tạo nội dung về “cần câu cá trên băng tốt nhất” và nhắm mục tiêu “câu cá vược” làm từ khóa chính của mình. Nó không có ý nghĩa bởi vì mọi người thường không sử dụng cần câu băng để câu cá vược trong giá lạnh. Do đó, bạn không cung cấp câu trả lời phù hợp cho truy vấn và Google sẽ biết.

Nội dung mới

Việc đăng bài thường xuyên sẽ giúp trang web của bạn tăng thứ hạng của Google. Tuy nhiên, đăng nội dung mới chỉ là một cách để báo hiệu sự mới mẻ cho Google. Có rất nhiều điều bạn có thể làm với nội dung bạn đã xuất bản là cập nhật lại những nội dung đã lỗi thời.

Rà soát và cập nhật nội dung của bạn cho chính xác, sửa các liên kết bị hỏng và làm cập nhật các số liệu thống kê mới phù hợp hơn là những cách để báo cho Google thấy nội dung của bạn vẫn xứng đáng có một vị trí trong top 10.

4 Mẹo để tạo ra nội dung chất lượng

Dưới đây là các mẹo hay để tạo nội dung chất lượng giúp giải quyết được vấn đề của đọc giả và thân thiện với Google:

  1. Hiểu ý định tìm kiếm của người dùng: Bạn cần biết người đọc muốn đạt được điều gì khi họ truy cập vào trang của bạn.
  2. Xây dựng chân dung khách hàng: Bạn cũng cần biết độc giả của mình là ai, họ thích gì, không thích gì và tại sao họ ở đó.
  3. Chia nhỏ nội dung: Người đọc thường có khoản thời gian tập trung ngắn và việc viết những đoạn văn bản dài không thân thiện với khả năng đọc của người dùng; bạn cần chia nhỏ nó ra với những tiêu đề con và kèm hình ảnh.
  4. Giải quyết được vấn đề của người dùng: Không có gì tồi tệ hơn khi đọc nội dung và không nhận được giá trị hay giải quyết được vấn đề mà người dùng cần. Bạn viết nội dung chỉnh chu, nhưng nó cũng cần phải trả lời câu hỏi của người đọc. Người đọc sẽ có được thứ họ cần khi họ đọc xong bài viết của bạn không?

Nghiên cứu và lựa chọn từ khóa

Nói đơn giản về nghiên cứu từ khóa, điều này quyết định những gì liên quan đến trang web hoặc cách bạn mô tả thương hiệu, lĩnh vực của bạn trên môi trường online.

Nghiên cứu từ khóa giúp xác định cách bạn xây dựng liên kết, lập kế hoạch triển khai nội dung. Sai lầm phổ biến của nhiều người khi phát triển nội dung một trang web là bỏ qua bước này hoặc chỉ làm một lần rồi thôi.

Có thể họ thiết kế lại trang web hoặc đưa ra một chiến dịch tiếp thị mới. Họ chỉ cập nhật nội dung và sau đó dừng lại. Họ nghĩ rằng nghiên cứu từ khóa là việc chỉ làm một lần đầu rồi thôi. Trong thực tế, nó hoàn toàn ngược lại. Cách SEO tốt nhất là liên tục nghiên cứu từ khóa.

Có nhiều lý do khác nhau để thực hiện nghiên cứu từ khóa, nhưng hai lý do chính là để trang web được xếp hạng cao trên Google và tạo ra nhiều nội dung có liên quan. Nghiên cứu từ khóa thường mở ra nhiều ý tưởng viết bài bằng cách cho bạn biết chính xác những gì mọi người cần dựa trên những cụm từ khóa mà họ đang tìm kiếm.

Các yếu tố để lựa chọn từ khoá

Có rất nhiều yếu tố để lựa chọn từ khóa ngoài việc thông qua công cụ nghiên cứu từ khóa và chọn từ khóa phù hợp trong danh sách. Bạn cần hiểu ý định đằng sau từ khóa cũng như khả năng cạnh tranh của nó. Dưới đây là các yếu tố quan trọng nhất để chọn từ khóa:

Chọn từ khóa phù hợp

Giả sử bạn cho thuê dịch vụ phần mềm quản lý nhân sự dạng SaaS. Dịch vụ của bạn có phí là 24.000.000 đồng/năm, khoảng 2.000.000 đồng/tháng.

Bây giờ, nếu bạn đang top 1 từ khóa “phần mềm quản lý nhân sự miễn phí”, hãy đoán xem với từ khóa này thì bạn sẽ thu hút tập khách hàng nào?

Bạn sẽ thu hút những người đang tìm kiếm những thứ miễn phí! Điều đó cũng có nghĩa là họ sẽ đăng ký thông tin hoặc để lại thông tin thẻ tín dụng của họ ngay khi họ truy cập trang web của bạn. Từ khóa đó có thể mang đến trang web của bạn hàng nghìn người truy cập mỗi tháng. Tuy nhiên, đó là đối tượng không đúng, vì vậy việc xếp hạng cho từ khóa đó là không phù hợp. Tốt hơn hết bạn nên chọn một từ khóa khác.

Hãy cân nhắc và chọn từ khóa phù hợp với ngữ cảnh, sản phẩm/dịch vụ hoặc đối tượng khách hàng bạn hướng tới.

Phân tích cạnh tranh

Sau khi đã hiểu thế nào là từ khóa tốt, phù hợp với ngữ cảnh với phù hợp với sản phẩm/dịch vụ bạn đang kinh doanh. Việc tiếp theo là bạn sẽ làm là gì? Đó là phân tích sự cạnh tranh.

Dùng công cụ nghiên cứu từ khóa để xem thêm các ý tưởng từ khóa liên quan. Đương nhiên, bạn sẽ bị thu hút vào những từ khóa có số lượng tìm kiếm cao nhất, nhưng đây là điều bạn nên chú ý: Để từ khóa của bạn được xếp hạng cao, bạn phải nghiên cứu xem đối thủ của bạn đã làm gì.

Ví dụ: hãy xem từ khóa “seo website”.

Khi nhìn trong kết quả này, bạn nói “Woa! Hãy nhìn xem, nó nhận được 5.400 lượt tìm kiếm mỗi tháng; quá tuyệt vời!”. Nhưng bạn lại không để ý để có được những vị trí đó thì có thể cần hàng trăm backlink và có lẽ một trang web mới tanh sẽ mất rất nhiều năm thì mới có được vị trí như vậy.

Tại sao vậy?

Đó là sự cạnh tranh rất khốc liệt. Các trang web xếp hạng trong top 10 cho từ khóa đó, là những trang web đã tồn tại một thời gian dài, chúng có uy tín lớn và Google nhận ra rằng chúng cung cấp thông tin chất lượng. Đó là cách các trang web đó giành được vị trí cao. Bạn chưa giành được sự tin tưởng của Google đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để cạnh tranh thứ hạng với các đối thủ.

Ý định tìm kiếm

4 Mẹo để chọn từ khóa tốt nhất

HTML

Các phần tử trong HTML

Thẻ tiêu đề

Mô tả meta

Schema

Tiêu đề phụ

Alt Text

URL Slug

4 Mẹo để thực hiện cải tiến đúng HTML

Cấu trúc trang web

Các yếu tố quan trọng của cấu ​​trúc trang web

Dễ dàng thu thập thông tin

Nội dung trùng lặp

Tính thân thiện với thiết bị di động

Tốc độ tải trang
HTTPS và SSL

3 mẹo để cải thiện cấu ​​trúc trang web

Sự tin cậy (Trust)

Các yếu tố của sự tin cậy trên trang web

Authority

Tỷ lệ thoát trang

Tuổi tên miền

3 mẹo để xây dựng thêm sự tin cậy cho trang web

  1.  

Các yếu tố của xây dựng liên kết

Chất lượng liên kết

Anchor Text

Số lượng liên kết

3 mẹo để cải thiện liên kết của trang web

  1.  

Cá nhân

Các yếu tố của Yếu tố SEO cá nhân

Quốc gia

Thành phố

3 lời khuyên để cải thiện các yếu tố cá nhân

  1.  

Xã hội

Các yếu tố của xã hội cho SEO

Những lượt chia sẻ chất lượng

Số lượng lượt chia sẻ

3 Mẹo để cải thiện lượt chia sẻ mạng xã hội

Nguyên tắc về EAT của Google

4 Mẹo để cải thiện điểm EAT

SEO là kết hợp tất cả các điều trên lại với nhau

SEO mũ đen và SEO mũ trắng

Nghiên cứu và lựa chọn từ khóa

HTML

Cấu trúc trang web

Trust

Liên kết

Cá nhân

Xã hội

EAT (Chuyên môn, Thẩm quyền, Đáng tin cậy)

SEO và cập nhật thuật toán của Google

Câu hỏi thường gặp về SEO
Kết luận

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Ngô Thanh Lâm
Ngô Thanh Lâm
Chào bạn! Mình tên đầy đủ là Ngô Thanh Lâm, đến từ Tây Ninh. Mình trở thành lập trình viên chuyên nghiệp từ năm 2014, chuyên về thiết kế website và đã bén duyên với SEO và MMO từ năm 2018. Blog này là nơi mình sẽ chia sẻ về thiết kế website, SEO và kiếm tiền online.
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x