ngo-thanh-lam
Search
Close this search box.

10 bước tạo blog và viết blog kiếm tiền từ A-Z

Tôi tin rằng bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu tạo blog và kiếm tiền từ đó.

Thậm chí, một số người có thể tạo ra nguồn thu nhập từ blog của họ đủ để quyết định từ bỏ công việc hiện tại.

Bạn không tin tôi à?

Tôi sở hữu một blog với hơn 323.281 lượt truy cập hàng năm, 1.853.986 lượt xem trang và tạo ra doanh thu hơn 100.000 đô la.

Chỉ trong 30 ngày gần đây, tôi đã kiếm được hơn 6.623$ từ các blog (Tôi có nhiều blog ngách khác chứ không chỉ một blog ngothanhlam.com này). Đối với tôi, đó là một nguồn thu nhập đáng kể.

Tất nhiên, bạn có thể chưa đạt được số tiền đó ngay từ đầu. Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách bắt đầu kiếm được 1.000$ đầu tiên (tương đương khoảng 20 triệu đồng) mỗi tháng từ blog của mình.

Tôi đã trải qua nhiều thử thách và sai lầm trước khi khám phá ra bí quyết để vận hành một blog kiếm tiền thành công.

Bạn có thể tránh những sai lầm đó và tạo ra thu nhập nhanh hơn bằng cách tuân thủ kế hoạch chi tiết về cách tạo blog và kiếm tiền từ blog được trình bày trong hướng dẫn này.

Hãy tin tưởng vào khả năng của bạn và bắt đầu hành trình kiếm tiền từ blog ngay hôm nay.

Hướng dẫn nhanh cách tạo blog

Có phải bạn đang tìm kiếm một hướng dẫn đơn giản để bắt đầu nhanh chóng?

Trong phần này, tôi sẽ chỉ tóm tắt các bước quan trọng mà bạn cần làm. Các bước chi tiết hơn sẽ được trình bày dưới đây, vì vậy hãy kéo xuống nếu bạn gặp khó khăn ở phần này.

  1. Truy cập trang web của Hostinger và đăng ký gói web hosting WordPress Starter. Với chỉ 69.900 đồng mỗi tháng, bạn sẽ nhận được một tên miền miễn phí.
  2. Làm theo hướng dẫn để tạo tài khoản Hostinger và hoàn tất quá trình thiết lập. Bây giờ bạn đã sở hữu một blog của riêng mình. Xin chúc mừng!
  3. Tuy nhiên, đừng vui quá sớm 🙂 Vẫn còn một số bước bạn cần thực hiện:
  • Cài đặt WordPress (nền tảng blog).
  • Chọn và cài đặt một theme.
  • Tùy chỉnh theme để tạo nên giao diện độc đáo cho blog.
  • Viết và xuất bản bài viết đầu tiên.
  • Lên lịch và tuân thủ lịch viết bài.
  1. Khi bạn đã có một số bài viết đầu tiên và lưu lượng truy cập bắt đầu tăng lên, bạn có thể bắt đầu nghĩ về việc kiếm những đô la đầu tiên.
  • Bạn có thể bán không gian quảng cáo trên blog của mình.
  • Cung cấp sản phẩm số hoặc vật lý để bán trực tiếp.
  • Tham gia tiếp thị liên kết (Affiliate marketing).

Đây chỉ là một số cách để kiếm tiền trực tuyến. Bạn có thể thử nghiệm và tìm ra phương pháp phù hợp với blog của mình.

Hãy bắt đầu hành trình của bạn ngay bây giờ và đừng ngại thử nghiệm và sáng tạo. Chúc bạn thành công trong việc tạo ra nguồn thu nhập từ blog của mình!

Bây giờ, chúng ta hãy đi qua toàn bộ quá trình tạo blogkiếm tiền từ blog một cách chi tiết. Dưới đây là 10 bước để thực hiện:

  1. Tìm chủ đề cho blog
  2. Đặt tên cho blog
  3. Đăng ký dịch vụ lưu trữ web
  4. Cài đặt WordPress trên Hostinger
  5. Cài đặt theme WordPress
  6. Tùy chỉnh blog
  7. Tìm ý tưởng nội dung để viết
  8. Viết và xuất bản bài viết đầu tiên
  9. Lên lịch viết bài
  10. Kiếm tiền từ blog

Bước 1. Tìm lĩnh vực để viết blog

Có phải bạn cảm thấy bị choáng ngợp về 10 bước trên không?

Bạn yên tâm nhé. Bạn không cần phải là người đầu tiên viết blog để thành công.

Bạn chỉ cần chia sẻ nội dung cụ thể về những gì bạn muốn chia sẻ.

Cách tốt nhất để làm điều đó là lấy cảm hứng từ một người mà bạn ngưỡng mộ trong cùng lĩnh vực/ngành nghề. Tìm hiểu xem họ có blog nào không? 

Nếu có, bạn hãy đọc nó. Và ý tưởng của bạn bắt đầu được hình thành. 

Nếu bạn không idol nào cụ thể, hãy tìm người mà bạn ngưỡng mộ. Sau đó, đọc tất cả các nội dung họ chia sẻ, để các ý tưởng hình thành trong bạn. 

Hãy trình bày những trải nghiệm của bạn và nói về chúng theo cách diễn đạt của bạn. Sử dụng vốn từ, tính cách của bạn và đừng nghĩ về nó quá nhiều. Hãy viết nó một cách tự nhiên. 

Nhóm người quan tâm đến chủ đề blog của bạn sẽ theo dõi bạn, nếu bạn kiên định chia sẻ nó.

Khi nói đến việc chọn thị trường ngách cho blog, có hai câu hỏi chính để bạn tự hỏi bản thân mình.

Ngoài ra, bạn xem thêm 5 cách tìm thị trường ngách tốt cho blog của bạn.

Tôi có thật sự yêu thích lĩnh vực này không?

Bạn không nên tạo blog nếu bạn không yêu thích những gì bạn định viết trên blog của mình.

Dù chọn chủ đề nào, bạn cũng cần có sự yêu thích và tò mò một cách tự nhiên về chủ đề đó.

Nếu không, bạn sẽ nhanh chóng hết ý tưởng. Bạn sẽ không còn chút động lực nào so với lúc bắt đầu.

Quan trọng nhất, bạn sẽ không thể tạo nội dung một nhất quán cho đối tượng độc giả của bạn.

Nếu bạn vẫn còn chưa tìm được chủ đề nào phù hợp với mình, hãy nghĩ về những món đồ mà mọi người nhờ bạn tư vấn. 

Bạn bè hoặc gia đình có hỏi bạn lời khuyên về tập thể dục, thể thao không? Hỏi về các công thức nấu ăn? Xin bạn lời khuyên nghề nghiệp? 

Chỉ với một chút suy nghĩ, bạn sẽ nhanh chóng xác định được lĩnh vực chuyên môn của mình.

Người khác có quan tâm đến lĩnh vực của bạn không?

Nếu bạn là người thích đi du lịch, bạn thích những chuyến cắm trại qua đêm. Nhưng những người khác ngoài kia thì sao? Họ có sở thích giống bạn không?

Thực hiện tìm kiếm nhanh trên Google và bạn sẽ tìm thấy hơn 7 triệu kết quả nhắm đến những người có sở thích du lịch cắm trại giống như bạn.

nguoi-khac-quan-tam-den-chu-de-linh-vuc-giong-ban

Có thể bạn tự hỏi liệu ý tưởng của mình có quá kỳ quặc hay không? Hay, nó có quá rộng? Lời khuyên của tôi là hãy tập trung hết sức có thể vào thứ gì đó mà bạn thực sự quan tâm.

Ví dụ: nếu bạn muốn bắt đầu một blog du lịch, hãy tránh xa những từ chung chung như “du lịch”. Chọn một chủ đề cụ thể hơn, chẳng hạn như “lều cắm trại”.

Bước 2. Chọn tên cho blog

Đặt tên cho blog của bạn là một phần khá thú vị.

Đây là thương hiệu của bạn. Đó là cái mà mọi người sẽ nhớ đến bạn.

Một thương hiệu mà có sức ảnh hưởng, chắc chắn là nó đã được xây dựng qua một thời gian dài.

Đến bước này, tôi đoán là bạn đã xác định được chủ đề/lĩnh vực cho blog rồi.

Bây giờ, bạn hãy áp dụng 9 cách đặt tên blog để tạo những những cái tên ấn tượng nhé.

Hãy mở excel hoặc lấy giấy bút ra. Dành khoảng mười phút để viết ra mọi từ mà bạn nghĩ đến.

Từ đó, bắt đầu kết hợp các từ và cụm từ cho đến khi có cái tên nào đó ấn tượng với bạn. Nhắm đến 5 – 10 cái tên tiềm năng và viết chúng ra. 

Bây giờ, đã đến lúc xem liệu những cái tên đó có thích hợp đặt tên miền (domain) hay không? Tên miền là địa chỉ truy cập vào blog của bạn trên internet.

Ví dụ: ngothanhlam.com là tên miền của tôi. 

Ngô Thanh Lâm là tên của tôi, nhưng đó cũng là thương hiệu của tôi và những gì bạn nhập vào thanh địa chỉ của trình duyệt để tìm thấy blog của tôi. Điều đó cũng có nghĩa là bạn không thể sử dụng miền này nữa vì tôi đã sở hữu nó.

Bạn có thể làm những gì mà tôi đã làm và sử dụng tên của bạn làm tên miền. 

Nhưng trong hầu hết các trường hợp, tôi khuyên bạn nên chọn một tên khác cho blog của mình. Điều đó sẽ làm cho việc mua/bán trang web trở nên dễ dàng hơn rất nhiều khi bạn cần.

Nếu bạn chưa tìm thấy tên miền ưa thích nào có sẵn dưới dạng .com, thì hãy tiếp tục suy nghĩ thêm các tên khác.

Dưới đây là một số kinh nghiệm để chọn một tên miền tuyệt vời:

  • Luôn chọn .com khi có thể
  • Tránh sử dụng số, dấu gạch nối và từ đồng âm (các từ nghe giống nhau nhưng được đánh vần khác nhau)
  • Tên miền càng ngắnsúc tích càng tốt
  • Nên dễ đọc dễ hiểu
  • Tránh các từ phức tạpthường bị viết sai chính tả

Đừng mua tên miền bây giờ. Tôi sẽ chỉ cho bạn cách sở hữu một tên miền miễn phí ở bước tiếp theo.

Bước 3. Mua Web Hosting cho blog WordPress

Đây là bước đưa blog của bạn online trên internet.

Thoạt nghe có vẻ phức tạp, nhưng đừng lo lắng. Nó dễ lắm. 

Để bắt đầu, bạn cần một web hosting (nơi lưu trữ blog của bạn) và một tên miền (địa chỉ blog của bạn). Công ty lưu trữ web yêu thích của tôi là Hostinger, có cung cấp gói hosting đầy đủ những tính năng cần cho một blog và được tặng miễn phí một tên miền.

Nó có giá cực kỳ hợp lý. 

Truy cập vào Hostinger > nhấp vào Bắt đầu ngay.

Tiếp theo, bạn sẽ thấy bốn gói WordPress hosting khác nhau. Cuộn xuống và chọn gói WordPress Starter với giá 69.900 VND/tháng. Gói này bao gồm những thứ cần thiết cho người mới bắt đầu, là gói chi phí thấp nhấtđược tặng một tên miền miễn phí.

Sau này, bạn có thể nâng cấp lên gói cao hơn bất cứ lúc nào. 

chon-goi-wordpress-hosting-tiet-kiem-nhat

Nếu bạn muốn có giá tốt nhất, hãy chọn gói 48 tháng. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn các gói 12 tháng, 24 tháng và 1 tháng.

Tiếp theo, bạn nhập địa chỉ Emailtiến hành thanh toán để hoàn tất.

tao-tai-khoan-hostinger-thanh-toan-wordpress-hosting

Sau khi thanh toán thành công, bạn sẽ được chuyển đến hPanel của Hostinger. Bạn tạo mật khẩu mới để đăng nhập vào tài khoản Hostinger.

Tiếp theo nhấn Start Now, phần này sẽ hướng dẫn bạn thực hiện bước còn lại của quá trình thiết lập.

Bạn hãy trả lời các câu hỏi của Hostinger, bạn có thể tham khảo cách tôi trả lời bên dưới.

(1) Who are you creating the website for? (Tiếng Việt: Bạn đang tạo trang web cho ai?)
Tôi chọn: I’m creating it for myself (Tiếng Việt: Tôi đang tạo ra nó cho chính tôi)

(2) Who is creating the website? (Tiếng Việt: Ai đang tạo trang web?)
Tôi chọn: I’m building it myself. (Tiếng Việt: Tôi đang tự xây dựng nó)

(3) Which type of website do you want to build? (Tiếng Việt: Bạn muốn xây dựng loại trang web nào?)
Tôi chọn: Blog

(4) Do you need help building your website? (Tiếng Việt: Bạn có cần trợ giúp để xây dựng trang web của mình không?)
Tôi chọn: Yes, please. (Tiếng Việt: Vâng, làm ơn giúp tôi)

tra-loi-cac-cau-hoi-cua-hostinger

Trong tiến trình cài đặt này, Hostinger sẽ mặc định chọn nền tảng blog phổ biến nhất hiện nay để tạo blog cho bạn, đó là WordPress.

Nếu bạn chưa có tài khoản WordPress, bạn hãy nhập địa chỉ emailmật khẩu sau đó nhấn Continue.

tao-tai-khoan-admin-wordpress

Sau đó, bạn có thể chọn một giao diện blog để bắt đầu. Hoặc, bạn có thể bỏ qua bước này bằng cách nhấp vào liên kết văn bản ở dưới cùng.

Tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách chọn giao diện và tùy biến nó ở Bước 5.

chon-giao-dien-cho-blog-wordpress

Đến bước này, bạn đã quyết định được là sẽ mua tên miền mới hay sử dụng tên miền bạn đang có sẵn rồi đúng không?

Nếu có sẵn tên miền bạn chọn là Use an Existing Domain (Tiếng Việt: sử dụng tên miền có sẵn).

Trong gói hosting bạn đã chọn có miễn phí một tên miền nên bạn sẽ chọn Claim a Free Domain (Tiếng Việt: Yêu cầu một tên miền miễn phí). Nhập tên miền mà bạn đã chọn ở Bước 2 > chọn .com > nhấn Search.

yeu-cau-mot-ten-mien-mien-phi-hostinger

Nếu tên miền sau khi Search có hiển thị thông báo ✅ Domain is available, thì tên miền bạn chọn là hợp lệ > bạn nhấn Continue.

ten-mien-hop-le

Nếu tên miền không hợp lệ, bạn nhập lại tên miền khác với các tiêu chí mà tôi đã chia sẻ với bạn ở Bước 2.

Cuối cùng, bạn phải cung cấp các thông tin để đăng ký tên miền.

  1. Select primary details
    • Country: Vietnam
    • Chọn Personal
    • Nhấn Next step
  2. Enter contract details
    • Nhập First name (Họ)
    • Nhập Last name (Tên)
    • Nhập Email
    • Chọn Region/State/Provine (Tỉnh/Thành)
    • Nhập City (Thành phố)
    • Nhập Address (Địa chỉ)
    • Nhập Zip code (Mã bưu chính). Tham khảo mã bưu chính từng tỉnh/thành phố ở đây.
    • Nhập Number phone (Số điện thoại)
    • Nhấn Finish Reigistration để hoàn tất.
enter-contact-details

Mất vài phút để Hostinger hoàn tất việc thiết lập trang web của bạn. Không tắt cửa sổ trình duyệt cho đến khi chuyển sang bước tiếp theo. 

Bạn đã hoàn thành xong phần khó nhất! Chúc mừng bạn đã có một trang blog!

Lưu ý: khi bạn điền thông tin để đăng ký tên miền > nhấn Finish Reigistration, thì Hostinger gửi cho bạn một email xác nhận thông tin đăng ký tên miền. Hãy kiểm tra hộp thư đến và nhấp vào liên kết trong nội dung email để xác nhận.

email-confirm-contact-details

Bước 4. Cài đặt WordPress trên Hostinger

Tất cả các blog của tôi đều xây dựng bằng mã nguồn WordPress vì nó thân thiện với người dùng, miễn phí và có cộng đồng hỗ trợ lớn.

Nếu bạn quyết định tạo một blog mà không dùng WordPress, bạn sẽ thấy nó tốn kém hơn nhiều.

WordPress cung cấp rất nhiều plugin miễn phí. Nó cho phép bạn sửa đổi blog theo bất kỳ cách nào bạn muốn.

Điều tuyệt vời là Hostinger sẽ hỗ trợ cài đặt WordPress cho bạn trong quá trình thiết lập. Giúp bạn rút ngắn nhiều bước phức tạp.

Sau khi trình hướng dẫn thiết lập của Hostinger hoàn tất, bạn sẽ được chào đón với một màn hình nơi bạn có thể vào phần Edit your website (quản trị website của bạn) hoặc Control Panel (bảng điều khiển của Hostinger).

finished-setup-hostinger

Nhấp vào Manage Site và bạn sẽ được đưa đến hPanel. Trong group WordPress > chọn Dashboard.

hpanel

Tại màn hình Dashboard , cuộn xuống một chút và bạn sẽ thấy ở bên phải phiên bản WordPress hiện đã được cài đặt.

Nếu gặp sự cố, bạn có thể thực hiện cài đặt lại WordPress (phiên bản như ban đầu) bằng cách nhấp vào Install (xem hình).

wordpress-version-installed

Nếu bạn đang dùng hosting sử dụng trình quản trị cPanel, thì nên đọc thêm bài viết sau: Cài đặt WordPress trên hosting cPanel với 6 bước đơn giản.

Bước 5. Cài đặt giao diện WordPress

Các trang web được thiết kế sẵn trong WordPress được gọi là theme (giao diện).

Thường thường, những theme mặc định của WordPress sẽ trông giống như thế này:

theme-mac-dinh-wordpess

Đó là giao diện đơn giản nhất khi mới bắt đầu. Nhưng bạn mong muốn tìm giao diện khác phù hợp với tên, thương hiệu và trải nghiệm tốt cho độc giả của mình đúng không?

WordPress cung cấp rất nhiều theme để bạn lựa chọn. Nhưng bạn có thể dễ dàng bị mắc kẹt trong “hội chứng đối tượng sáng bóng”, đã duyệt qua hàng tấn hình ảnh và mẫu giao diện đẹp nhưng không chọn được theme phù hợp với nhu cầu của bạn.

Bạn có thể thay đổi theme trên blog bất kỳ lúc nào, vì vậy hãy chọn theme tốt cho hiện tại trước thay vì dành quá nhiều thời gian vào lựa chọn một theme hoàn hảo. Giao diện blog cũng giống như thương hiệu vậy, theme blog WordPress sẽ phát triển theo thời gian khi bạn tìm ra những theme hoạt động tốt hơn và trông đẹp hơn.

Bây giờ, hãy làm theo từng bước bên dưới để Tìm/Thêm mới và Cài đặt theme cho blog của bạn nhé.

Đầu tiên, bạn cần đăng nhập vào trang quản trị WordPress. Bạn truy cập bằng cách này [tên miền của bạn] .com/wp-admin.

Nhập thông tin Username or Email Password để Đăng nhập.

wordpress-login-screen

Nếu bạn là người mới sử dụng WordPress, ban đầu nhìn thấy bảng điều khiển này hơi khó hiểu, nhưng bạn sẽ thuần thục nó nhanh thôi, hãy dành thời gian để cùng thực hành nhé.

Wordpress-dashboard

Để cài đặt theme mới, hãy di chuột qua menu “Giao diện” trong thanh bên và nhấp vào “Giao diện”.

menu-giao-dien-wordpress

WordPress sẽ cài sẵn một số theme để bạn có thể sử dụng liền, nhưng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để tìm một theme. Bạn có thể tham khảo cách làm để tự tìm cho mình một theme ưng ý nhé.

Nhấp vào nút Thêm mới ở trên cùng để truy cập vào kho giao diện của WordPress.

them-moi-giao-dien-wordpress

Nhu cầu của bạn và của tôi có thể khác nhau. WordPress có chức năng Bộ lọc theo đặc điểm cho phép chúng ta tìm kiếm giao diện theo tiêu chí phù hợp với phong cách của mình.

Có ba danh mục là Chủ đề, Tính năngBố cục. Bạn có thể tìm kiếm các giao diện phù hợp với nội dung blog mà bạn sẽ hướng tới hoặc những giao diện có các tính năng mà bạn đã chắc chắn rằng blog của mình sẽ cần.

bo-loc-theo-dac-diem-giao-dien-wordpress

Sau khi nhấn Thực hiện lọc, bạn sẽ thấy các giao diện tuyệt vời, nếu không bạn sẽ tốn hàng triệu đồng phí thiết kế.

Bạn có thể nhấp vào hình thu nhỏ của giao diện để xem nó trông như thế nào. Đánh giá xem nó có phù hợp với phong cách và chủ đề/lĩnh vực blog của bạn hay không.

ket-qua-loc-giao-dien-wordpress

Tại màn hình Chi tiết & Xem trước, nếu bạn đã hài lòng với giao diện đó, hãy nhấp vào nút Cài đặt.

cai-dat-giao-dien-wordpress

Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, hãy nhấp vào nút Kích hoạt để hoàn tất.

kich-hoat-giao-dien-wordpress

Nếu bạn không thể tìm thấy giao diện mình thích trong kho giao diện của WordPress, thì có những giao diện cao cấp mà bạn có thể mua từ các trang web sau:

  • Themeforest
  • Elegant Themes
  • StudioPress
  • Thrive Themes

Bây giờ, giao diện của bạn đã được kích hoạt và sẵn sàng hoạt động. Hãy chuyển sang tùy chỉnh giao diện blog của bạn nhé.

Bước 6. Tùy biến và tối ưu hóa blog WordPress

Có vô số tùy chọn để tùy biến mà bạn có thể thực hiện trên blog WordPress. Tôi sẽ hướng dẫn bạn với những tùy chọn cần thiết nhất.

Theme là nền tảng của giao diện và bao gồm các chức năng cốt lõi. Ngoài ra, WordPress cho phép chúng ta mở rộng thêm chức năng cho blog bằng cách cài thêm những plugin.

Kho plugin WordPress dường như có thể đáp ứng được mọi thứ. Từ việc thêm chức năng thương mại điện tử, form liên hệ, plug-in phân tích nội dung để cải thiện SEO hoặc tăng cường bảo mật và cải thiện hiệu suất của trang web.

Tùy biến giao diện (Theme)

Bước đầu tiên là nhấp vào nút Tùy biến trên giao diện đang hoạt động.

tuy-bien-giao-dien-wordpress

Các tùy chọn trong thanh menu bên trái sẽ khác nhau, tùy thuộc vào theme mà bạn chọn. Mục chính tôi cần chỉnh sửa là Nhận dạng site.

tuy-bien-giao-dien-sua-nhan-dang-site

Tại đây, bạn có thể đổi Tên websiteKhẩu hiệu của blog nếu muốn. Khi bạn hoàn tất, hãy nhấp vào nút Đăng.

tuy-bien-giao-dien-ten-website-va-khau-hieu

Cài đặt và cấu hình plugin hỗ trợ SEO (Yoast SEO)

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la.

SEO là quá trình tối ưu hóa trang web của bạn để được tìm thấy trong các công cụ tìm kiếm cho các từ khóa và cụm từ cụ thể.

Đây cũng là một trong những yếu tố chính giúp tôi có được nguồn thu nhập tốt từ các blog.

Nếu bạn là người mới làm quen với SEO, bạn thấy có vẻ hơi khó.

Bạn yên tâm, WordPress là nền tảng blog đã được tối ưu kỹ thuật SEO rất tốt.

Bạn tạo ra nội dung hấp dẫn cho độc giả là một trong những yếu tố SEO quan trọng nhất. Cho dù đó là văn bản, video hay hình ảnh.

Với tư cách là một blogger, bạn phải xây dựng mối quan hệ với độc giả.

hãy sử dụng ngôn ngữ trò chuyện dễ hiểu và cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho độc giả.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách tải xuống một plugin có tên Yoast SEO .

Di chuột qua menu Plugin ở bên cạnh trái và nhấp vào Cài mới.

cai-moi-plugin-wordpress

Tìm kiếm “Yoast SEO” trong thanh tìm kiếm và nó sẽ xuất hiện đầu tiên trong kết quả.

Nhấp vào nút Cài đặt. Khi quá trình cài đặt hoàn tất, nhấn nút Kích hoạt.

tim-va-cai-dat-yoast-seo

Bạn có thể truy cập vào cài đặt của plugin Yoast SEO bằng thanh menu bên trái hoặc nhấp vào biểu tượng Y ở trên cùng.

truy-cap-vao-cai-dat-yoast-seo

Yoast SEO – Cấu hình lần đầu

Từ tab Bảng điều khiển, chuyển qua tab Cấu hình lần đầu để bắt đầu thiếp lập.

Yoast SEO sẽ yêu cầu bạn một số thông tin để tối ưu hóa blog WordPress của bạn.

TỐI ƯU DỮ LIỆU SEO

Bạn nhấn vào Bắt đầu tối ưu dữ liệu SEO và đợi chạy hết tiến trình, sau đó nhấn Tiếp tục để qua bước tiếp theo.

toi-uu-du-lieu-seo
SITE REPRESENTATION (Đại diện trang web)

Trang web của bạn là đại diện cho Cá nhân.

Tên chọn tài khoản quản trị của bạn.

Sau đó nhấn Lưu và tiếp tục.

dai-dien-trang-web
HỒ SƠ MẠNG XÃ HỘI

Hãy cung cấp link dẫn tới các tài khoản mạng xã hội của bạn và nhấn Lưu và tiếp tục.

mang-xa-hoi
SỞ THÍCH CÁ NHÂN

Tôi chọn Không, không theo dõi dữ liệu trang web của tôi và nhấn Lưu và tiếp tục.

So-thich-ca-nhan

Bạn đã hoàn tất các cấu hình cơ bản lần đầu, tiếp tục các hình các thông số SEO khác.

Yoast SEO – Hiển thị khi tìm kiếm

Trong thanh menu bên trái, chọn Yoast SEO > Hiển thị khi tìm kiếm để thiết lập các cấu hình sau:

Dấu ngăn cách tiêu đề

Dấu ngăn cách tiêu đề là một ký hiệu được sử dụng để tách tiêu đề bài viết và tên trang web trong thông tin tiêu đề của thẻ meta. Đây là những gì người dùng sẽ thấy khi bài viết bạn xuất hiện trên kết quả Google thông qua một truy vấn tìm kiếm.

Ví dụ: nếu bạn tìm thấy bài đăng này trên Google, bạn có thể đã thấy “Cách tạo blog – Ngô Thanh Lâm.”

dau-ngan-cach-tieu-de
Hiển thị trong kết quả tìm kiếm

Đây là cấu hình cho phép những loại nội dung được phép hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Từ tab Chung chuyển qua tab Loại nội dung.

Chọn Bật cho cấu hình Hiển thị Bài viết trong kết quả tìm kiếm?

Hiển thị Bài viết trong kết quả tìm kiếm

Chọn Bật cho cấu hình Hiển thị Trang trong kết quả tìm kiếm?

Hiển thị Trang trong kết quả tìm kiếm

Sau đó nhấn Lưu thay đổi để hoàn tất.

Không hiển thị trong kết quả tìm kiếm

Những cấu hình dưới đây sẽ loại trừ những loại nội dung không được phép hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Chuyển qua tab Nguyên tắc phân loại.

Chọn Tắt cho cấu hình Hiển thị Chuyên mục trong kết quả tìm kiếm?

Chọn Tắt cho cấu hình Hiển thị Chuyên mục trong kết quả tìm kiếm?

Chọn Tắt cho cấu hình Hiển thị Thẻ trong kết quả tìm kiếm?

Chọn Tắt cho cấu hình Hiển thị Thẻ trong kết quả tìm kiếm?

Chọn Tắt cho cấu hình Hiển thị Format trong kết quả tìm kiếm?

Chọn Tắt cho cấu hình Hiển thị Format trong kết quả tìm kiếm?

Nhấn Lưu thay đổi để hoàn tất.

Chuyển qua tab Lưu trữ.

Chọn Tắt cho cấu hình Hiển thị lưu trữ theo tác giả trong kết quả tìm kiếm?

Chọn Tắt cho cấu hình Hiển thị lưu trữ theo tác giả trong kết quả tìm kiếm?

Chọn Tắt cho cấu hình Hiển thị lưu trữ theo thời gian trong kết quả tìm kiếm?

Chọn Tắt cho cấu hình Hiển thị lưu trữ theo thời gian trong kết quả tìm kiếm?

Nhấn Lưu thay đổi để hoàn tất.

Chúc mừng bạn đã hoàn thành các cấu hình SEO căn bản cho blog WordPress của mình.

Đăng ký Google Search Console

Tại menu Yoast SEO, từ tab Bảng điều khiển, bạn chuyển đến tab Công cụ quản trị và nhấp vào liên kết Google Search Console.

Google Search Console là một công cụ quản trị trang web cho phép bạn đăng ký trang web để được lập chỉ mục (index) lên công cụ tìm kiếm và tối ưu hóa khả năng hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

dang-ky-website-voi-google-search-console

Đăng nhập vào tài khoản Google của bạn (đó tài khoản Gmail hay Google Drive của bạn luôn đó).

dang-nhap-tai-khoan-google

Khi bạn đã đăng nhập, hãy nhấp vào tab Alternate methods (Phương pháp thay thế) và chọn HTML tag.

Sẽ xuất hiện mã google-site-verification (mã xác thực search console). Sao chép chuỗi ký tự trong dấu ngoặc kép (xem hình bên dưới).

get-google-site-verification-code

Tiếp theo, quay lại trang quản trị website và dán mã xác thực search console của bạn vào ô nhập văn bản của Google Search Console. Sau đó nhấp vào Lưu thay đổi.

dan-google-site-verification-code-and-save

Cuối cùng, nhấp vào nút VERIFY.

verify-google-search-console

Khi VERIFY thành công sẽ chuyển bạn đến màn hình bên dưới. Sao chép tên miền của bạn và nhấp vào liên kết Search Console để chuyển qua bước kế tiếp.

verify-google-search-console-thanh-cong

Thêm website vào Google search console. Dán tên miền đã sao chép ở bước trên vào ô nhập URL, sau đó nhấn Tiếp tục để hoàn thành.

tao-tai-san-google-search-console

Giới thiệu sơ qua về Google Search Console, bạn sẽ có được vô số thông tin chi tiết theo hướng dữ liệu. Chẳng hạn như xem được thứ hạng các từ khóa, các lỗi và xem các bài viết mới được Google xếp hạng.

Sơ đồ trang web XML (Sitemaps)

Cài đặt cấu hình cuối cùng trên Yoast SEOsơ đồ trang web XML (sitemaps). Sitemaps là một tệp liệt kê các URL cho trang web của bạn.

Nó giúp Google và các công cụ tìm kiếm khác thu thập dữ liệu trang web để tìm các bài viết và trang mới xuất bản.

Trong plugin Yoast SEO có một tính năng tích hợp tự động cập nhật sitemap, vì vậy bạn chỉ cần đảm bảo là cấu hình đó được bật, mà không cần phải quan tâm nhiều đến nó nữa.

Tại menu Yoast SEO > Chung > tab Tính năng, tìm tới cấu hình Sơ đồ trang XML và chọn Bật. Sau đó, nhấn Lưu thay đổi.

sitemap-yoast-seo

Bạn có thể tự mình thay đổi các cấu hình này để thử nghiệm, nhưng mọi thứ mà tôi đã hướng dẫn bạn thiết lập cho đến thời điểm này sẽ giúp bạn bắt đầu đi đúng hướng.

Đường dẫn lĩnh (Parmalink) là các siêu liên kết tĩnh dẫn đến một bài viết hoặc một trang cụ thể. Mặc định, WordPress tự động tạo đường dẫn tĩnh khi bạn thêm mới bài viết, bằng số ID bài viết đó đứng sau tên miền của bạn.

duong-dan-tinh-mac-dinh-wordpress

Đường dẫn tĩnh “/?p=10” không hề thân thiện và nó không giúp độc giả hiểu nội dung của trang trước khi xem nội dung chi tiết.

Cách khắc phục là thiết lập cấu trúc đường dẫn tĩnh.

Trong thanh bên bên trái, di chuột tới Cài đặt và chọn Đường dẫn tĩnh.

Có nhiều tùy chọn để bạn lựa. Tôi sử dụng tùy chọn Tiêu đề bài viết, tùy chọn này sử dụng các từ khóa từ tiêu đề để tạo đường dẫn tĩnh duy nhất.

Nhấn Lưu thay đổi để hoàn tất.

Thiết lập đường dẫn tĩnh - permalink

Nếu bạn đã đọc tới đây, bạn đã mua máy chủ lưu trữ web (hosting) và tên miền (domain), cài đặt giao diện (theme) và tối ưu hóa để các công cụ tìm kiếm tìm thấy và thu thập thông tin trang web của bạn.

Bây giờ, chúng ta bắt đầu viết blog. Bạn sẽ viết về điều gì trên blog của mình?

Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé.

Bước 7. Tìm ý tưởng nội dung để viết

Về mặt kỹ thuật, blog của bạn đã được thiết lập xong và sẵn sàng hoạt động.

Phần lớn các bài viết trên blog sẽ đến từ kinh nghiệm, niềm đam mê, thành công, thất bại và kiến thức mới của cá nhân.

Theo cách tự nhiên, bạn nên tự trả lời các câu hỏi sau. Đây là cách tôi học được từ các blogger nổi tiếng khác.

Bạn không cần phải lo lắng. Nó không phức tạp và không mất nhiều thời gian đâu.

Bằng cách làm này, bạn sẽ có thể đưa ra khoảng 50 bài viết trong vòng 30 phút.

Lấy giấy bút ra hay Notepad lên.

Mục tiêu của bài tập này, bạn hãy liệt kê ra 10 câu trả lời cho mỗi câu hỏi đó. Nếu bạn có thể nghĩ ra thêm, thì có thể liệt kê nhiều hơn nhé.

Bạn sẽ đặt mình vào vị trí của độc giả để trả lời 5 câu hỏi sau.

1. “Điều gì khiến độc giả của tôi hứng thú, tò mò hoặc khơi dậy niềm đam mê?”

Ví dụ:

  • Là một người chơi golf, tôi phấn khích khi cú đánh của tôi bay xa hơn. Tôi bị thu hút bởi hoạt động về trí óc. Tôi thích sống lành mạnh.
  • Là một bà mẹ, một người nội trợ, tôi rất hào hứng trước những ý tưởng tiết kiệm ngân sách cho gia đình. Tôi bị hấp dẫn bởi các kiến thức về huấn luyện giấc ngủ cho con. Tôi thích những cách dạy con tại nhà.
  • Là một người thích cắm trại, tôi rất hào hứng với việc tìm kiếm các địa điểm cắm trại tiết kiệm. Tôi hay tò mò về các chiến thuật sinh tồn. Tôi thích lối sống tối giản.

2. “Độc giả của tôi phải đối mặt với những khó khăn nào?”

Ví dụ:

  • Người chơi golf gặp khó khăn để thực hiện kỹ thuật Banana ball.
  • Các bà mẹ nội trợ cảm thấy khó khăn để trả lời câu hỏi “ngày mai ăn gì?”.
  • Người cắm trại gặp khó khăn trong việc nên đem theo những đồ nào là cần thiết.

3. “Độc giả của tôi có tính cách như thế nào?

Ví dụ:

  • Những người chơi golf có cảm xúc ổn định.
  • Người mẹ có sự kiên nhẫn và khiếu hài hước.
  • Những người cắm trại là những người thích phiêu lưu và năng động.

4. “Độc giả thích điều gì trong ngách của tôi?”

Ví dụ:

  • Người chơi golf thích những thử thách của sự hoàn hảo.
  • Các bà mẹ nội trợ thích được trở thành một phần trong quá trình phát triển tinh thần, thể chất và cảm xúc của con họ.
  • Những người cắm trại thích khoảng thời gian rời xa cuộc sống bận rộn của thành phố.

5. “Độc giả ghét điều gì trong ngách của tôi?”

Ví dụ:

  • Người chơi golf ghét chơi với những người suốt ngày phàn nàn.
  • Các bà mẹ nội trợ không thích bị người khác coi thường.
  • Những người cắm trại sợ thú rừng tấn công.

Đây là những câu trả lời ví dụ cho bạn dễ hình dung.

Bạn hãy tự trả lời các câu hỏi trên cho ngách của mình nhé.

Sau đó, bạn bắt đầu phân tích mỗi câu trả lời để cho ra các ý tưởng bài viết.

Và cố gắng tạo ra một tiêu đề hấp dẫn sẽ thu hút độc giả. Sau đó, bạn gợi ý thêm cho họ đọc các bài viết khác trong bài viết của bạn.

Sau một thời gian viết blog, có thể bạn sẽ rơi vào tình trạng bí ý tưởng, không biết phải viết thêm những nội dung gì. Thì bạn nên đọc bài viết cách tìm ý tưởng nội dung viết blog với 10 cách.

Bước 8. Viết và xuất bản bài viết đầu tiên

WordPress sử dụng một trình soạn thảo trực quan, tương tự như Microsoft Word hay các trình soạn thảo văn bản khác. Để tạo bài viết mới, bạn thực hiện như sau:

Tại trang quản trị WordPress > nhấp vào Bài viết ở thanh menu bên trái.

menu-tat-ca-bai-viet-wordpress

Thao tác này sẽ dẫn bạn đến với danh sách tất cả bài viết của bạn. Vì đây là một blog mới tạo nên sẽ có một bài viết mẫu có tiêu đề là Hello Word!. Bạn hãy có bài viết này đi.

Để tạo một bài viết mới, hãy nhấp vào nút Viết bài mới ở trên cùng hoặc thanh menu bên trái.

viet-bai-moi-wordpress

Bạn sẽ được dẫn đến trình soạn thảo và bạn có thể bắt đầu viết blog.

dau-cong-gutenberd-wordpress

Nhấp vào dấu + ở góc bên phải để xem các khối Gutenberg của WordPress, cho phép bạn thêm tiêu đề, phương tiện (media), trích dẫnrất nhiều tính năng khác vào bài viết của mình.

gutenberd-block-wordpress

Tiêu đề bài viết

Đầu tiên, nhập tiêu đề mà bạn đã nghĩ ra ở Bước 7 vào ô Thêm tiêu đề.

Khi bạn nhấn Lưu bản nháp bài viết này, WordPress sẽ tạo một đường dẫn tĩnh dựa trên nội dung tiêu đề mà bạn đã nhập.

nhap-tieu-de-luu-nhap-tu-tao-ra-duong-dan-tinh

Để đường dẫn tĩnh dễ nhớ và thân thiện với người dùng.

  • Bạn nên chỉnh sửa cho đường dẫn tĩnh ngắn gọn và xúc tích.
  • Bỏ hết các dấu tiếng Việt, các từ ngăn cách bởi dấu gạch ngang “-“.
bo-dau-tieng-viet-trong-duong-dan-tinh
Bỏ dấu tiếng Việt trong đường đãn tĩnh.

Nội dung bài viết

Bạn bắt nhập nội dung bài viết vào vùng Gõ / để chọn block và viết cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng với nội dung của mình.

Bạn muốn nội dung bài viết của mình trực quan hơn. Hình ảnh sẻ giúp thu hút người đọc và để minh họa các khái niệm tốt hơn văn bản.

Để thêm hình ảnh, hãy để con trỏ chuột ở vị trí mà bạn muốn hình ảnh của mình xuất hiện. Nhấp vào dấu +, sau đó chọn block Ảnh.

Chọn Tải lên hoặc chọn hình ảnh từ Media (Thư viện phương tiện) của bạn nếu hình ảnh đó đã được tải lên trang web.

chen-hinh-anh-vao-noi-dung-blog-wordpress-2

Sau khi hình ảnh được tải lên, bạn có thể căn chỉnh lề, thêm đường dẫn, cắt ảnh và thêm hiệu ứng màu sắc bằng cách sử dụng các biểu tượng ở đầu hình ảnh.

cong-cu-edit-anh-wordpress

Hình ảnh sẽ tự động chèn vào nội dung bài viết.

Sau khi hoàn thành nội dung bài viết, bạn sẽ cần thực hiện một vài tối ưu hóa SEO bằng cách sử dụng plugin Yoast SEO.

Tối ưu SEO cho bài viết

Các thông số của Yoast SEO nằm ở cuối vùng soạn nội dung chính của bài viết.

Bạn cần chú trọng vào các thông số Cụm từ khóa chính, Tiêu đề SEO, Đường dẫn, Thẻ mô tả.

Hoàn thành các thông số này sẽ tạo bản xem trước bài viết sẽ trông như thế nào khi nó được hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google.

Tạo tiêu đề SEO thu hút nhiều nhấp chuột và mô tả meta giải thích nội dung bài viết của bạn.

Plugin Yoast SEO sẽ kiểm tra và phản hồi theo thời gian thực khi bạn bắt đầu tối ưu hóa tiêu đề và thẻ mô tả của bài viết.

toi-uu-SEO-cho-bai-viet-blog

Bạn hãy tối ưu các tiêu chí càng nhiều đèn xanh càng tốt, nhưng đừng quá căng thẳng nếu bạn không thể đạt điểm tuyệt đối. Chỉ cần nhận được 80% đèn xanh, thì bài viết của bạn chuẩn SEO rồi.

ket-qua-toi-uu-SEO-cho-bai-viet-blog

Xuất bản bài viết

Trước khi xuất bản bài viết, bạn có thể xem trước bài viết trên blog của mình trông như thế nào bằng cách nhấp vào nút Xem trước ở đầu trang.

xem-thu-va-dang-bai-viet-tren-blog-wordpress

Trước khi xuất bản bài viết, bạn cần kiểm tra lại bài viết đã có đủ các tiêu chí trong checklist bên dưới chưa?

  • Sử dụng giọng văn như đăng trò chuyện.
  • Nội dung trôi chảy một cách tự nhiên.
  • Dễ nhìn với khoảng trắng vừa đủ.
  • Sử dụng các tiêu đề 1, 2, 3,… để tách bạch các phần nội dung.
  • Dấu đầu dòng và danh sách.
  • Kiểm tra lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp.

Nếu mọi thứ đã ổn, bạn đã sẵn sàng xuất bản bài viết đầu tiên trên blog của mình.

Cuộn lên đầu trang và nhấp vào nút Đăng ở ngay bên phải của nút Xem trước để bài viết của bạn xuất bản ngay lập tức.

Và đây là kết quả của bạn.

bai-viet-dau-tien-xuat-ban-tren-blog

Xin chúc mừng. Bạn đã thiết lập thành công một blog trông rất tuyệt vời và được tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

Bước 9. Lên lịch trình viết bài

Một trong những sai lầm mà tôi thấy các blogger mắc phải là chỉ viết những gì họ cảm thấy thích.

Họ quên rằng những độc giả của họ muốn đọc nhiều nội dung mới hơn.

Vì một bộ phim dài tập, mà họ đã không còn thời gian để viết blog.

Đó là bởi vì tôi tuân theo một lịch biên tập mà không có sự thỏa hiệp.

Hãy suy nghĩ về nó như thế này.

Nếu bạn có một buổi hẹn với bác sĩ trong lịch hoặc thậm chí là buổi hẹn ăn trưa với một người bạn, bạn sẽ không muốn trễ giờ và trân trọng lịch hẹn đó. Nếu có hủy vì lý do không mong muốn, bạn sẽ lên lịch cho khoảng thời gian tiếp theo.

Lịch viết bài cũng hoạt động theo cách tương tự.

Lịch trình viết bài sẽ giúp bạn chinh phục mục tiêu lớn bằng cách thực hiện các việc nhỏ từng ngày.

Thậm chí, bạn sẽ ngạc nhiên hơn khi lịch biên tập có thể giúp bạn phát triển tính kỷ luật và hình thành thói quen.

Con người chúng ta là những sinh vật của thói quen.

Bạn tuân thủ lịch trình viết bài đều đặn, số lượng độc giả sẽ tăng nhanh hơn.

Xem bài viết: Cách tăng lượt truy cập cho website/blog.

Vậy, làm thế nào để bạn bắt đầu và nó sẽ tốn nhiều thời gian ko?

Không.

Chỉ cần mở một bảng tính Excel.

Bắt đầu với bốn cột – Ngày đăng bài, Từ khóa, Tiêu đềGhi chú.

Nhu cầu của bạn có thể khác với nhu cầu của tôi, vì vậy hãy thoải mái thêm các cột bổ sung nếu cần. Các bổ sung phổ biến có thể bao gồm “Tác giả“, “Danh mục“.

Càng đơn giản, nó sẽ dễ làm theo.

Bạn có thể đăng bao lâu một lần?

Hàng tháng? Hàng tuần? Hằng ngày?

Hãy xem xét kỹ thời gian đăng bài, vì nếu bạn liên tục trễ deadline có thể dẫn đến bỏ cuộc đấy.

Cột “Từ khóa” dành cho SEO. Nếu bạn muốn bài viết đó được xếp hạng từ khóa nào, thì điền từ khóa đó vào đây.
Còn nếu chon nghĩ ra, bạn có thể để trống và bổ sung sau khi khi thực hiện nghiên cứu từ khóa.

Tiếp theo, xem qua các ý tưởng nội dung mà bạn đã tìm được ở bước 7, rồi suy nghĩ một tiêu đề hấp dẫn và thêm chúng vào cột “Tiêu đề“.

Tiêu đề của bạn không cần phải hoàn hảo. Bạn có thể chỉnh sửa nó trước khi xuất bản.

Đôi khi, những tiêu đề hay nhất sẽ xuất hiện khi bạn viết xong nội dung. Vì khi đó bạn đã có một bức tranh rõ ràng về nội dung câu chuyện của bạn và câu chuyện dành cho ai.

Cuối cùng, có cột “Ghi chú“.

Phần này để viết ra những ý tưởng mà bạn nghĩ ra cho bài viết. Ghi chú cũng đóng vai trò như một công cụ tuyệt vời để tập trung vào chủ đề và giải quyết nó một cách mạch lạc.

Bạn hãy tạo danh sách 25 ý tưởng bài viết kèm với deadline mà bạn tự tin hoàn thành tốt.

Lịch biên tập mỗi tuần 1 bài viết cho blog.

Nếu bạn nói khi nào rãnh tôi sẽ viết, chắc chắn bạn rằng sẽ không bao giờ bạn hoàn thành nổi một bài viết đâu.

Bạn sẽ dần cạn kiệt ý tưởng, mất dần động lực và quên luôn lý do bạn bắt đầu viết blog là gì.

Vì thế lịch biên tập là giải pháp giúp các blogger vượt qua sự trì hoãn.

Bước 10. Cách kiếm tiền từ blog

Bước cuối cùng là kiếm tiền từ blog.

Bạn không thể vừa tạo blog xong là có thể kiếm tiền từ nó ngay lập tức được.

Hãy nghe tôi nói.

Nhiều người khi bắt đầu kinh doanh thì thường thường sẽ theo quy trình này:

  • Có ý tưởng
  • Tạo một sản phẩm
  • Dùng thử và bán sản phẩm
  • Nộp đơn xin phá sản

Phương pháp này đã làm rất nhiều cá nhân/doanh nghiệp thất bại. Chỉ vì họ không xây dựng được danh sách khách hàng tiềm năng trước khi bán thứ gì đó.

Họ tạo ra sản phẩm mà họ nghĩ là thị trường cần.

Đó là lý do tại sao viết blog là kênh hoàn hảo để kiếm tiền. Bạn sẽ xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng thông qua các bài viết trên blog, bản tin gửi qua email, tương tác qua bình luận và các mạng xã hội khác.

Dưới đây là một số gợi ý về cách biến blog thành cỗ máy kiếm tiền cho bạn. Cùng đọc tiếp nhé.

Hỏi ý kiến độc giả của bạn

Tương tác với độc giả là cách tốt nhất để kết nối với họ thông qua các bài viết. Hãy theo dõi những blogger yêu thích của bạn, xem họ cũng có những câu hỏi tương tác với bạn có phải không?

Việc nghiên cứu thị trường trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn hãy đặt câu hỏi ở cuối các bài viết, độc giả của bạn sẽ để lại hàng trăm các bình luận.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi email khảo sát, sử dụng Google Forms, để có được thông tin có giá trị từ độc giả – là khách hàng tiềm năng của bạn.

Phát triển blog là cách giúp bạn trò chuyện với khách hàng tiềm năng. Những người sẽ cung cấp cho bạn phản hồi trung thực về những gì họ muốn từ bạn.

Nếu phần lớn độc giả trả lời khảo sát nói với bạn rằng họ muốn một khóa học kiếm tiền từ blog nâng cao, thì bạn biết mình nên làm gì rồi đó.

Tạo ra một khóa học kiếm tiền từ blog nâng cao và họ sẽ vui vẻ trả tiền cho khóa học đó.

Bán sản phẩm vật lý

Một cách khác mà tôi đã làm trong lĩnh vực sức khỏe.

Tôi đã xây dựng một blog từ đầu và hướng nó thành một blog bán sản phẩm dinh dưỡng cụ thể là thực phẩm chức năng thông qua hình thức tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) thông qua sàn Adflex CPO.

Thu nhập từ sàn CPO Adflex

Blog của tôi đã mang đến nguồn thu nhập tốt từ hình thức này. Tôi đã viết nhiều nội dung đáp ứng ý định tìm kiếm của độc giả và hướng họ mua hàng qua link tiếp thị liên kết đặt trên bài viết của tôi.

Bạn không nhất thiết phải làm tiếp thị liên kết giống như tôi đã làm. Khi blog của bạn thu hút được nhiều độc giả thì bất kỳ sản phẩm vật lý nào họ cần bạn đều có thể bán được hết.

Bán không gian quảng cáo

Nếu bạn không muốn bán sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn có thể làm những gì giống như các trang báo mạng đang làm: bán không gian quảng cáo.

Khi blog của bạn đủ điều kiện thì bạn có thể đăng ký Google Adsense để kiếm tiền từ việc hiển thị quảng cáo. Tuy nhiên, thu nhập sẽ cao hơn nếu bạn trực tiếp bán các vị trí đặt banner quảng cáo với cá nhân/tổ chức cần đặt.

Nếu bạn sở hữu một blog có lưu lượng truy cập cao, bạn có thể tạo ra nguồn thu nhập thụ động từ việc bán các vị trí quảng cáo trên trang web của mình.

thu-nhap-google-adsense-chuyen-ve-tai-khoan-ngan-hang

Nói về thu nhập thụ động!

Điều duy nhất bạn cần làm là đặt banner quảng cáo lên blog và tiếp tục làm những gì bạn giỏi nhất. Đó là tiếp tục viết blog, viết về niềm đam mê hoặc chuyên môn của bạn.

Lý do tại sao tôi đặt mục kiếm tiền từ blog ở bước cuối cùng. Vì khi bắt đầu viết blog bạn không nên để việc kiếm tiền là yếu tố quan trọng để bạn bắt đầu, như thế bạn sẽ sớm bỏ cuộc đấy.

Khi bạn xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng, độc giả sẽ hướng bạn đi đúng bằng cách chia sẻ nhu cầu của họ.

Bạn hãy hướng tới việc chia sẻ kiến thức, chuyên môn cho cộng đồng. Những người quan tâm đến nội dụng của bạn sẽ dần trở thành độc giả trung thành, sau đó sẻ thành khách hàng lý tưởng của bạn đấy.

Xem thêm: 15+ Cách kiếm tiền từ website hiệu quả

Nếu bạn muốn viết blog kiếm tiền, thì đó là những gì bạn cần phải làm.

Câu hỏi thường gặp khi bắt đầu tạo blog

Những cơ bản nhất, để bắt đầu tạo một blog?

Thiết lập CMS (giống như WordPress), chọn giao diện, viết và xuất bản bài viết đầu tiên và lên lịch trình và tuân thủ lịch trình xuất bản.

Các CMS tạo blog phổ biến nhất hiện nay là gì?

WordPress, Blogger, Wix,…

Làm cách nào để chọn tên và tên miền cho blog?

Sử dụng các công cụ tạo tên miễn phí, kiểm tra tên miền có ai mua chưa, kiểm tra trên Goolge, Facebook, các kênh mạng xã hội khác xem tên bạn chọn có trùng với các doanh nghiệp lớn nào không?

Làm cách nào để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho blog?

Sử dụng plugin SEO có uy tín cao, ví dụ WordPress bạn có thể dùng Yoast, Rank Marth, cài đặt Google Search Console, Bing Webmaster Tools, tạo XML sitemap, tạo robots.txt vào thiết lập đường dẫn tĩnh.

Làm thế nào để xác định mình nên viết bài gì từ chủ đề/lĩnh vực của blog?

Tự hỏi bản thân:
Điều gì khiến độc giả của bạn hứng thú và tò mò?
Độc giả của bạn phải đối mặt với những khó khăn nào?
Độc giả của bạn có những đặc điểm tính cách nào?
Độc giả của bạn thích điều gì trong chủ đề/lĩnh vực của bạn?
Độc giả của bạn ghét điều gì trong chủ đề/lĩnh vực của bạn?

Blog của tôi có thể kiếm tiền từ những cách nào?

Thông qua tiếp thị liên kết (Affiliate marketing), bán không gian quảng cáo, bán sản phẩm vật lý hay sản phẩm số.

Kết luận

Tạo blog không khó. Nhưng việc tạo ra một blog thành công và kiếm tiền thì bạn cần phải làm việc chăm chỉ và cống hiến

Hãy kiên nhẫn với hành trình viết blog của bạn. Bạn muốn kiếm được hàng trăm hoặc hàng nghìn đô la chỉ sau một đêm, đó là điều không thể. 

Để vận hành một trang web (blog) không tốn nhiều chi phí và bạn sẽ hòa vốn nhanh thôi. 

Nếu bạn làm theo các bước, mẹo và phương pháp của tôi, bạn có thể kiếm hơn 20 triệu mỗi tháng từ blog của mình nhanh thôi.

Những thứ bạn cần để bắt đầu đều có ở đây. Bạn có thể bắt đầu ngay bây giờ bằng cách đăng ký ngay gói WordPress Starter được miễn phí một tên miền tại Hostinger.

Khi bạn bắt đầu hành trình viết blog của mình, hãy nhớ rằng bạn đang nói chuyện với độc giả của mình.

Hãy là bạn. Tự nhiên và trung thực.

Khi bạn liên tục tạo ra nội dung tốt, độc giả của bạn sẽ đổ xô đến, tin tưởng và chuyển đổi trên blog của bạn.

Bạn đã bắt đầu tạo blog của mình chưa? Trong quá trình làm, nếu có bất kỳ trục trặc gì hãy bình luận bên dưới, tôi sẽ giúp bạn giải quyết nó.

5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

4 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nam Phương
8 tháng trước

Mình muốn đăng kí học
0777517333

Đức
Đức
4 tháng trước

mình ở nhật mà tạo blog dành cho người việt thì có cần fake ip về VN hay không? nếu dùng ip nhật nó có hạn chế người dùng từ VN có thể search không bạn

Picture of Ngô Thanh Lâm
Ngô Thanh Lâm
Chào bạn! Mình tên đầy đủ là Ngô Thanh Lâm, đến từ Tây Ninh. Mình trở thành lập trình viên chuyên nghiệp từ năm 2014, chuyên về thiết kế website và đã bén duyên với SEO và MMO từ năm 2018. Blog này là nơi mình sẽ chia sẻ về thiết kế website, SEO và kiếm tiền online.
4
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x